Khi vay vốn ngân hàng và bị dính phải nợ xấu, khách hàng cần phải biết được khá niệm CIC là gì? Và cách kiểm tra nợ xấu trên CIC để hiểu rõ về vấn đề mình đang gặp phải.
Chắc chắn bất cứ ai bị mắc nợ xấu cũng phải hiểu được rõ trung tâm thông tin tín dụng CIC là gì. Bởi đây sẽ là điều kiện quyết định xem bạn có thể giao dịch vay vốn ngân hàng hay không. Ở dưới bài viết này cachvaytiennganhang.com sẽ trả lời câu hỏi CIC là gì và các vấn đề liên quan nhé.
Nội dung bài viết
CIC là gì?
CIC là gì bạn sẽ có ngay câu trả lời chính xác ngay sau đây:
CIC là cụm từ viết tắt của Credit Information Center hay còn được gọi là trung tâm thông tin tín dụng quốc gia. CIC được thành lập và quản lý bởi ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tại đây sẽ lưu giữ các thông tin, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của các tổ chức và cá nhân. Mục đích nhằm mang đến các đánh giá tốt nhất cho ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Nhiệm vụ của trung tâm tín dụng CIC là gì?
Trung tâm thông tin tín dụng CIC sẽ có nhiệm vụ làm cầu nối giữ ngân hàng để đưa ra các đánh giá xác thực của tổ chức hoặc cá nhân. Các bạn có thể hiểu đơn giản là trước khi tiến hành vay vốn, thì bên phía ngân hàng sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng của bạn trên CIC. Nếu như thấy lịch sử tín dụng tốt không bị nợ xấu thì sẽ được duyệt vay tiền.
CIC có quyết định rất lớn trong việc có chấp thuận cho khách hàng vay tiền hoặc mở thẻ tín dụng hay không.
Ngoài ra CIC sẽ yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp hồ sơ của khách hàng lên CIC. Việc này để họ cập nhật những thông tin của khách hàng vay vốn. Từ đó có thể tiến hành phân tích, phân loại và sắp xếp điểm tín dụng cho cá nhân, tổ chức.
Nợ xấu là gì
Nợ xấu có nghĩa là các khoản vay đã quá hạn từ 90 ngày trở lên hoặc không còn khả năng trả nữa. Lúc này mọi thông tin nợ xấu sẽ được gửi và lưu giữ trên CIC để phân loại dữ liệu.
Những thông tin được CIC phân tích bao gồm:
– Số tiền đã trả và đang còn nợ.
– Mục đích vay vốn
– Hợp đồng đã được ký với ngân hàng nào
– Thời gian trả nợ trong bao nhiêu lâu
– Lịch sử trả nợ
– Người vay đang ở trong nhóm nợ xấu nào
– Có tài sản thế chấp hay không
Hiện tại nợ xấu được phân ra thành 5 nhóm khác nhau. Mỗi nhóm sẽ có thời gian khác nhau.
– Nhóm 1: Khoản nợ quá hạn từ 1 – 10 ngày và sẽ bị phạt lãi quá hạn là 150%.
– Nhóm 2: Được gọi là nợ chú ý, khi khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày sẽ rơi vào nhóm này.
– Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, thời gian quá hạn từ 90 đến 180 ngày. (Nợ xấu nhóm 3 bao lâu thì được xóa)
– Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn, có thời gian quá hạn từ 181 – 360 ngày.
– Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, là những khoản nợ quá hạn từ 360 trở đi.
Khi bị nợ xấu ngân hàng có bị làm sao không?
Khi chúng ta bị dính nợ xấu thì sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đấy nhé. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng và mở thẻ tín dụng. Ngân hàng sẽ dựa theo lịch sử tín dụng trên CIC để đưa ra đánh giá. Nếu như thấy bạn đang mắc phải nhóm nợ xấu từ 3 – 5 thì ngay lập tức sẽ bị từ chối hồ sơ.
Thậm chí khi khách hàng đã thanh toán khoản tiền còn thiếu cho ngân hàng. Nhưng thông tin nợ xấu vẫn được lưu trên CIC trong vòng 5 năm. Và trong khoản thời gian này thì khách hàng không được hỗ trợ vay vốn.
Liên quan: Nợ xấu ngân hàng có sao không
Bạn có thể tự kiểm tra nợ xấu trên CIC không?
Nếu chưa chắc chắn mình có thuộc diện nợ xấu hay không. Các bạn có thể tự kiểm tra nợ xấu cá nhân thông qua 2 cách sau đây.
– Tới ngân hàng, tổ chức tín dụng bạn vay vốn để kiểm tra.
– Tới văn phòng của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước ở TP Hà Nội, Hồ Chí Minh để kiểm tra.
Lưu ý khi kiểm tra nợ xấu thì các bạn sẽ phải trả một khoản phí theo đúng quy định.
Lưu ý khi bị lưu nợ xấu trên CIC
– Hãy kiểm soát nguồn tài chính của bản thân, các khoản vay không được quá 40% thu nhập 1 tháng.
– Không nên cố vay thêm tiền trong khi bản thân đang dính phải nợ xấu. Việc này sẽ làm cho tình hình của bạn sẽ trở lên xấu thêm.
– Hãy chú ý tới các khoản vay từ thẻ tín dụng. Hãy thanh toán đúng thời hạn không được quá 45 ngày miễn lãi. Đồng thời cũng không chi tiêu vượt quá hạn mức và khả năng thanh toán.
– Không nên vay tiền khi bản thân không có đủ khả năng trả nợ. Việc này sẽ dẫn bạn tới nợ xấu và còn ảnh hưởng tới người thân trong gia đình nữa.
Kết luận
Như vậy các bạn đã hiểu rõ cic là gì rồi. Hoạt động và nhiệm vụ của CIC trong việc vay vốn và mở thẻ tín dụng. Nếu còn câu hỏi khác chưa rõ về CIC hãy gửi lại ở bên dưới nhé.
Xem thêm: