Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Nên có rất nhiều khách hàng vay vốn đã gặp khó khăn trong quá trình trả nợ. Và từ đó phải chịu phí phạt quá hạn rất cao. Vậy những trường hợp nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không? Để trả lời vấn đề này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu Thông tư 01/2020/TT-NHNN.
Nội dung bài viết
Nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không?
Có, theo quy định mới nhất của ngân hàng nhà nước thì những nhóm nợ quá hạn có thể xin miễn giảm lãi được. Nhưng không bao gồm tất cả các ngân hàng hoặc công tuy tài chính đều miễn lãi. Chỉ có một số trường hợp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 mới được giảm lãi suất.
Việc giảm lãi nợ quá hạn còn phụ thuộc vào từng quy định của mỗi ngân hàng, công ty tài chính. Chứ không phải khách hàng nợ quá hạn cũng sẽ được giảm lãi suất. Vậy có nghĩa là những ai bị ảnh hưởng do dịch Covid 19 mới được giảm lãi. Ngoài ra còn phải đáp ứng được các điều kiện của Thông tư 01/2020/TT-NHNN.
- Xem thêm: Cách tính nợ quá hạn
Những trường hợp nợ quá hạn được xin miễn giảm lãi
Nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không còn phụ thuộc vào khoản vay của bạn. Những trường hợp bên dưới đây được phép xin giảm lãi hoặc cơ cấu lại thời gian trả nợ.
1) Cơ cấu nợ
Số dư nợ gốc và lãi bao gồm dư nợ của khoản nợ được điều chỉnh theo nghị định 55/2015/NĐ-CP ban hành ngày 09/06/2015 về chính sách phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn và đáp ứng được các điều kiện sau.
- Nợ phát sinh từ các hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
- Khoản nợ gốc và lãi phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề 3 tháng tính từ khi công bố hết dịch.
- Khách hàng không còn khả năng trả nợ gốc, lãi theo đúng hợp đồng đã ký và thâm hụt về tài chính do Covid 19 gây ra.
2) Điều kiện cơ câu lại nợ
- Số dư nợ đang trong hạn hoặc quá hạn 10 ngày tính tới ngày thanh toán hoặc thời gian trả nợ.
- Thời gian cơ cấu lại khoản vay không quá 12 tháng, tính từ thời điểm quá hạn.
- Ngân hàng hoặc công ty tài chính quyết định miễn, giảm lãi theo quy định nội bộ của từng đơn vị.
3) Giữ nguyên nhóm nợ
Các ngân hàng hoặc công ty tài chính có thể giữ nguyên nhóm nợ đã được phân loại the quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam tại thời điểm trước ngày 23/1/2020.
- Số dư nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ theo điều 4 củ thông tư này.
- Số nợ được miễn, giảm theo điều 5 tại thông tư này.
- Số dư nợ được quy định tại điểm a, b bao gồm số dư nợ đã cơ cấu lại, miễn, giảm theo sự điều chỉnh của ngân hàng nhà nước sau khoảng thời gian từ 23/01/2020 đến ngày liền kề 15 ngày kể từ khi thông tư này được ban hành.
Cách đăng ký xin miễn giảm lãi khi nợ quá hạn
Để đăng ký xin miễn, giảm lãi thì khách hàng cần phải liên hệ trực tiếp qua số tổng đài của ngân hàng, công ty tài chính cho vay. Sau đó xin miễn giảm lãi, những đơn vị này sẽ có trách nhiệm kiểm tra hợp đồng và đưa ra kết quả xem bạn có được giảm lãi hay không.
Theo kinh nghiệm cá nhân của mình nhận thấy, những công ty tài chính sẽ không giảm lãi cho những khoản vay cá nhân. Và hầu hết khách hàng đều không được giảm lãi sau khi đăng ký.
Nợ quá hạn nghĩa là gì?
Nợ quá hạn là những khoản vay đã quá thời hạn trả nợ theo thời gian đã ký kết trên hợp đồng. Những nhóm nợ này được coi là nợ xấu. Các khoản vay quá hạn sẽ bị tính lãi suất là 150% và các khoản phí phạt khác tùy thuộc theo từng quy định của mỗi đơn vị cho vay vốn.
Những khoản nợ quá hạn thường sẽ có dư nợ cao hơn gấp nhiều lần so với số tiền nợ thực tế ban đầu. Vì phải chịu phí phạt cao hơn 150% so với lãi suất ban đầu đang áp dụng. Chính vì lý do đó mà rất nhiều khách hàng muốn xin giảm miễn lãi suất khi nợ quá hạn.
Tóm lại
Nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không thì đáp án là có. Các nhóm nợ quá hạn có thể xin giảm, miễn lãi do tình hình dịch bệnh Covid-19. Nếu khoản nợ của bạn không phải do nguyên nhân này gây ra thì sẽ không thể xin miễn lãi suất và cơ cấu lại thời gian trả nợ được.