Mua bảo hiểm khoản vay là không ép buộc và đều do khách hàng tự nguyện. Nếu như bạn có đăng ký bảo hiểm cho khoản vay tại ngân hàng hoặc công ty tài chính. Trước hết hãy hiểu rõ về cách tính bảo hiểm khoản vay trước đã. Sau đó mới quyết định xem có nên mua bảo hiểm khoản vay hay không?

Hiểu rõ bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm khoản vay được sử dụng trong các gói vay vốn ngân hàng hoặc công ty tài chính. Khi tham gia vào bảo hiểm khoản vay, khách hàng vay vốn sẽ được đảm bảo về vấn đề trả nợ khi chẳng may xảy ra các rủi ro và không có khả năng hoàn lại vốn cho đơn vị cho vay.

Cách tính bảo hiểm khoản vay

Hiểu một cách đơn giản hơn, khi đóng bảo hiểm khoản vay khi không may bạn gặp: Tai nạn, tử vong và mất khả năng chi trả… công ty bảo hiểm sẽ là người chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền bạn đang còn nợ ở ngân hàng hoặc công ty tài chính.

Hiện nay, ngân hàng nhà nước quy định việc mua bảo hiểm khoản vay là không bắt buộc. Nhưng trong thực tế các ngân hàng và công ty tài chính đều ép buộc người vay phải đăng ký mua bảo hiểm cho khoản vay.

Đóng bảo hiểm khoản vay có lợi ích gì không?

Hiểu rõ hơn về những lợi ích khi tham gia bảo hiểm khoản vay sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn chính xác nhất.

Đối với người vay:

Nếu trong quá trình vay vốn, nếu chẳng may người vay xảy ra bất cứ việc gì dẫn tới tai nạn, tử vong và mất khả năng chi trả. Lúc này công ty bảo hiểm sẽ thay mặt bạn đóng khoản phí nợ còn lại theo những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm trước đó.

Đối với bên người cho vay:

Nếu khách hàng mua bảo hiểm khoản vay, bên cho vay sẽ đảm bảo và an tâm hơn về khả năng thu hồi vốn. Từ đó giảm thiểu được tỉ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất.

Cách tính bảo hiểm khoản vay theo công thức chuẩn

Mỗi hợp đồng bảo hiểm khoản vay sẽ dựa trên mức phí đóng khác nhau. Mức phí đóng sẽ dựa vào số tiền vay, thời gian vay…

Cách tính bảo hiểm khoản vay

cách tính phí bảo hiểm khoản vay sẽ được 2 bên khách hàng, đơn vị cho vay thỏa thuận về mức phí này. Và khách hàng vay vốn sẽ phải đóng một khoản phí để mua gói bảo hiểm khoản vay.

Thường thì cách tính bảo hiểm khoản vay sẽ dựa vào phần trăm số tiền mà khách hàng vay. Mức đóng phí này sẽ rơi vào khoảng 5% – 6% tổng giá trị số tiền vay. Ở các ngân hàng thì sẽ có mức đóng phí bảo hiểm khoản vay thấp hơn so với công ty tài chính.

Ví dụ:

Nếu như bạn có một hợp đồng vay vốn với giá trị là 100.000.000 VND và mức phí đóng bảo hiểm thường sẽ là 5%. Vậy lúc này khoản phí đóng bảo hiểm sẽ là 5.000.000 VND.

Công thức: Tổng số tiền vay X phần trăm phí đóng bảo hiểm

Đóng phí bảo hiểm khoản vay như thế nào

Phí đóng bảo hiểm khá cao, nếu như khoản vay càng lớn thì mức phí này sẽ cao càng. Và thông thường các đơn vị cho vay sẽ trừ phí bảo hiểm khoản vay theo những cách như sau.

  1. Trừ thẳng vào số tiền vay mà khách hàng đăng ký vay. Ví dụ như bạn vay 100 triệu thì sau khi trừ phí đóng bảo hiểm là 5 triệu thì chỉ nhận về tay được 95 triệu mà thôi.
  2. Cộng tiền mua bảo hiểm vào tiền gốc để thanh toán.
  3. Trả tiền mặt trực tiếp khoản phí đóng bảo hiểm.

Phí bảo hiểm khoản vay có được trả lại không?

Có rất nhiều bạn đang thắc mắc khi đóng bảo hiểm khoản vay có được trả lại không? Quy định có hoàn trả lại hay không?

  • Nếu dư nợ của khoản vay nhỏ hơn mức phí đóng bảo hiểm thì bên bảo hiểm sẽ trả tất cả số tiền cho ngời vay. Nếu như còn dư thì công ty bảo hiểm sẽ trả số tiền còn lại.
  • Nếu như kết thúc hợp đồng và có văn bản rõ ràng:
    • Bên người mua bảo hiểm chấm dứt hợp đồng vay thì công ty bảo hiểm sẽ trả 70% phí đóng bảo hiể của thời gian còn lại.
    • Bên công ty bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì sẽ phải thanh toán lại toàn bộ tiền phí mua bảo hiểm cho người mua.

Kết luận

Trên là hướng dẫn cách tính bảo hiểm khoản vay cho những bạn nào chưa biết. Việc tính phí rất đơn giản chỉ cần lấy số tiền vay nhân với phần trăm mua bảo hiểm là sẽ ra số tiền phải thanh toán. Chúc các bạn có được một lựa chọn thích hợp với nhu cầu vay vốn của bản thân. Nếu còn các câu hỏi khác hãy liên hệ với Cachvaytiennganhang.com để được giải đáp nhé.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây