Các dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cho chúng ta giao dịch dễ dàng hơn. Mặc dù có nhiều lớp bảo mật bằng mã OTP giúp tài khoản của bạn không bị đánh cắp. Nhưng hiện vẫn có một số khách hàng đang gặp tình trạng bị lừa đảo lấy mã OTP. Vậy cung cấp mã OTP cho người khác có sao không? Liệu khi bị lộ mã OTP thì có bị đánh cắp tiền trong tài khoản? Tất cả những thông tin đó sẽ được chia sẻ ở bên dưới nội dung này.

Mã OTP là gì?

Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu mã OTP là gì trước đã. Vì khi có cái nhìn đầy đủ về mã OTP thì mới có biện pháp giữ gìn cẩn thận được.

lừa đảo lấy mã OTP

OTP là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh là One Time Password dịch sang Tiếng Việt thì được hiểu là mật khẩu dùng trong 1 lần. Mã OTP thường được dùng trong các giao dịch bảo mật ngân hàng hoặc dùng để bảo mật một số thông tin quan trọng của người dùng.

Mã OTP chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất và thời gian hiệu lực chỉ trong vài phút. Khi mã OTP đã hết thời gian sử dụng hoặc đã được sử dụng rồi thì sẽ không được dùng để xác nhận giao dịch hay thông tin gì nữa.

Trong ngân hàng mã OTP đóng vai trò quan trọng như là một lớp ổ khóa thứ 2 bảo vệ tài khoản của khách hàng. Bên cạnh mật khẩu (PIN) thì OTP đóng vai trò rất quan trọng khi khách hàng giao dịch. Nếu như bị lộ mật khẩu nhưng không có mã OTP thì cũng không thể nào giao dịch được. Tuy nhiên, nếu như cung cấp mã OTP cho người khác thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải rắc rối lớn.

Tính năng của mã OTP

Mã OTP được coi là lớp bảo mật cuối cùng của các giao dịch thanh toán online. Nếu như không có mã OTP thì giao dịch không được xử lý. Việc này đồng nghĩa là nếu muốn sử dụng nguồn tiền trong tài khoản hoặc xác nhận một thông tin gì đó. Cần phải dùng mật khẩu sử dụng 1 lần được gửi về số điện thoại hoặc Email thì mới được.

Mã OTP giúp cho bạn an tâm hơn khi sử dụng những dịch vụ sản phẩm số hoặc thanh toán online.

Mã OTP có hiệu lực bao lâu

Mã OTP là mật khẩu được sử dụng 1 lần và thời gian hiệu lực của nó cũng khá ngắn. Thông thường mã OTP chỉ có hiệu lực từ 3 – 5 phút mà thôi. Sau thời gian này thì đoạn mã sẽ không còn tác dụng để phục vụ vào việc xác nhận nữa. Thay vào đó, sẽ phải dùng một mã OTP mới do hệ thống gửi về.

Cung cấp mã OTP cho người khác có sao không?

Hiện nay có rất nhiều hình thức lừa đảo lấy mã OTP để chiếm đoạt tài sản, đánh cắp thông tin dữ liệu cá nhân. Nhưng hầu hết mọi người đều không lường trước về vấn đề này. Và chỉ khi nào xảy ra rồi thì mới đi tìm hiểu về mã OTP.

Như phần trên mình có giới thiệu thì mã OTP là mật khẩu bảo mật cuối cùng trong bất cứ giao dịch thanh toán online nào. Chỉ cần có thông tin tài khoản, mật khẩu và mã OTP là mọi giao dịch đều được chấp thuận. Việc bạn cung cấp mã OTP cho người khác chẳng khác nào đã đưa cho họ chìa khóa để truy cập, quản lý và thực hiện những thao tác trên tài khoản của bạn.

Khi đó, bạn sẽ phải đối diện với những rủi ro sau đây:

  • Bị đánh cắp thông tin cá nhân, ví dụ như ảnh, video, CMND/CCCD, số tài khoản ngân hàng,…
  • Bị chuyển hết tiền từ tài khoản ngân hàng, ví điện tử, ví tiền ảo,…

Do đó tuyệt đối không được cung cấp mã OTP cho người khác để không gặp phải các rủi ro lừa đảo.

Những chiêu trò lừa đảo lấy mã OTP

Trên không gian mạng hiện nay có rất nhiều kẻ xấu. Nếu như bạn không đủ kiến thức thì chắc chắn sẽ rơi vào cạm bẫy của những người này. Rất nhiều người hiện nay đã bị lừa đảo lấy mã OTP và bị mất tiền trong tài khoản không rõ lý do.

Dưới đây sẽ là một số hình thức lừa đảo phổ biến đang diễn ra.

lừa đảo lấy mã OTP

Giả mạo là nhân viên ngân hàng, công ty tài chính

Thời đại dịch vụ ngân hàng số phát triển, nên còn nhiều tính năng mới mà mọi người chưa hiểu ro. Lợi dụng điều đó, những kẻ xấu đã chủ động nhắn tin, gọi điện và thông báo một số vấn đề gây ra hoang mang và chiếm đoạt sự tin tưởng của bạn. Từ đó, họ sẽ yêu cầu cung cấp các thông tin tài khoản ngân hàng và mã OTP.

Những kẻ này thường có giọng điệu nó về một số tiền đang treo trên tài khoản hoặc đưa ra một số lợi ích cho bạn. Sau đó sẽ cung cấp một đường link, chỉ cần bạn nhập thông tin tài khoản, mật khẩu Internet Banking và nhập mã OTP. Ngay lập tức lệnh chuyển tiền sẽ được thực hiện.

Mạo danh là Công an, toàn án

Chúng ta luôn là những công dân tuân thủ pháp luật, nên khi chỉ nghe người khác nói là Công An hoặc toàn án. Ngay lập tức sẽ lo sợ mặc dù bản thân không vi phạm gì. Những kẻ xấu đã lợi dụng tâm lý đó và mạo danh là cơ quan có thẩm quyền. Sau đó yêu cầu bạn cung cấp những thông tin cần thiết để chúng thực hiện hành vi chiếm đọa tài sản.

Chính vì như thế, đừng vội vàng tin tưởng và cung cấp thông tin của bạn cho bất kỳ ai nhé.

Lừa đảo thanh toán online qua mạng

Thời đại bán hàng online, thanh toán qua thẻ trở lên phổ biến. Mọi hình thức mua hàng hay giao dịch đều có thể thực hiện trực tuyến mà không cần gặp mặt. Và cũng đã có rất nhiều bạn bị rơi vào tình trạng bị lừa đảo vì không biết tới chiêu trò này.

Khi đó họ sẽ mạo danh là người mua hàng của bạn, nhưng lại sẽ gửi cho bạn một đường link. Bạn truy cập vào đó điền các thông tin của tài khoản là sẽ lấy được tiền thanh toán. Nhưng sau khi nhập thành công thì tài khoản tự nhiên bị trừ tiền mà không rõ nguyên nhân.

Hành vi lừa đảo trên mạng khác:

Mạo danh là bạn bè, người thân

Tình trạng này thường xảy ra trên các mạng xã hội khi tài khoản của bạn bè, người thân bị đánh cắp. Những kẻ đó sẽ nhắn tin hỏi han rồi dần dần hỏi vay tiền của bạn hoặc sẽ gửi cho một đường liên kết, hoặc chương trình khuyến mại gì đó.

Chỉ cần ai đó mắc câu sẽ ngay lập tức thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách dụ bạn điền thông tin tài khoản vào và mã OTP. Khi bạn vừa nhập sẽ bị trừ tiền ngay lập tức.

Lộ cung cấp mã OTP cho người khác phải làm sao?

Thật sự là khi bị lừa đảo lấy mã OTP dẫn tới bị mất tiền trong tài khoản sẽ không có cách nào để khắc phục. Vì những đối tượng này thường ẩn danh và không sinh sống tại Việt Nam. Nên nếu có nhờ cơ quan công an điều tra thì cũng rất khó có thể tìm được.

Vì vậy, bạn nên ghi nhớ một số điểm sau đây để phòng tránh không bị lừa đảo trên mạng nhé:

  • Mã OTP là một mật mã quan trọng, tuyệt đối không cung cấp cho bất kỳ ai.
  • Không tin vào những kẻ mạo danh là công an hoặc nhân viên ngân hàng.
  • Không nhấn vào đường link web lạ và cũng không nhập thông tin tài khoản, mật khẩu, mã OTP vào bất kỳ web nào.
  • Không nên tin vào những chương trình khuyến mại, nhận tiền, nhận thưởng.

Tóm lại

Hành vi lừa đảo lấy mã OTP để chiếm đoạt tài sản diễn ra rất nhiều. Vì vậy, bạn nên tự trang bị kiến thức cho bản thân để tránh sập bẫy của những kẻ này nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

1 BÌNH LUẬN

  1. Mình vào zalo thì thấy 1 app có tên fifa trong đó có nói về việc vay tiền rất rễ dàng khi ấn vào linh mình có điền 1 số tt cá nhân để đăng ký vay 1 lúc sau có số lạ gọi đến và hỏi mình rằng muốn vay số tiền trên thì gửi lại mã otb ở tin nhắn nhà mạng gửi đến và mình có cung cấp mã lần 1 sau ngta nói gửi nhầm đề nghị mình đọc lại lần 2 nhưng mình đã không đọc nhưng thông tin cmtnd 9 số và cccd mới 12 số mình có để lộ và mã otp lần 1 k biết có bị làm sao không

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây