Điểm tín dụng là gì? Khái niệm này không phải ai cũng hiểu rõ. Và cách tính điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cũng không hề giống như bạn nghĩ.

Bạn cho rằng bản thân chưa từng vay vốn ở bất kỳ đâu và lịch sử tín dụng của bản thân luôn tốt. Nhưng không phải như vậy là có nghĩa điểm tín dụng của bạn sẽ cao và tốt. Điểm tín dụng cao hay thấp sẽ dựa vào sự đánh giá rủi ro và mức độ uy tín của khách hàng cho mỗi khoản vay. Vì vậy bạn nên hiểu rõ hơn về cách chấm điểm tín dụng hiện nay như thế nào.

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng (FICO) đây là số điểm mà ngân hàng và công ty tài chính đánh giá về mức độ uy tín của một khách hàng khi đăng ký vay vốn. Điểm tín dụng cá nhân càng cao thì sẽ được đánh giá uy tín tốt. Nếu đạt điểm tín dụng 740 trở lên thì có nghĩa là bạn đang có điểm tín dụng tốt. Và các ngân hàng sẽ có mức lãi suất thấp khi vay vốn.

Tính điểm tín dụng để làm gì?

Điểm tín dụng là gì

Điểm tín dụng rất quan trọng trong mỗi khoản vay ở ngân hàng và tổ chức tín dụng. Bởi vì dựa vào điểm tín dụng này các đơn vị cho vay sẽ đưa ra khung lãi suất phù hợp. Chúng ta có thể thấy một số khách hàng sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi còn một số thì không. Nguyên nhân được hưởng lãi suất ưu đãi là do điểm tín dụng tốt.

Điểm tín dụng không chỉ quan trọng ở ngân hàng mà các công ty bảo hiểm, bất động sản cũng dựa vào số điểm này để đánh giá về một khách hàng.

Nếu như trước đây bạn chưa có một khoản vay nào, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc điểm tín dụng sẽ cao. Ngân hàng sẽ đánh giá dựa vào năng lực tài chính và mức độ uy tín. Vậy nên không phải chưa từng vay vốn và không bị nợ xấu là bạn có thể vay tiền 100% đâu nhé.

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng thế nào?

Cách chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng sẽ dựa vào thông tin báo cáo tín dụng. Thông tin này sẽ được dưa theo các tiêu chuẩn của Fair Issac với các thông tin như: 35% lịch sử thanh toán, 30% số nợ, 15% lịch sử, 10% tín dụng mới, 10% loại tín dụng được sử dụng.

Điểm tín dụng là gì

  • Lịch sử thanh toán: Đây là một điểm rất quan trọng để đưa ra đánh giá cũng như xác định được số điểm tín dụng. Với thông số này ngân hàng sẽ biết bạn có chả trậm khi vay vốn hay không.
  • Yếu tố tiếp theo là “Tỷ lệ sử dụng”: Đây là số tiền mà bạn đã dùng trên tổng số tín dụng đã được cấp. Ngân hàng sẽ đánh giá về khả năng chi tiêu gần hết hạn mức tín dụng và không có khả năng chi trả hoặc trả chậm.
  • Lịch sử tín dụng: Nếu như bạn có lịch sử tín dụng càng sớm thì sẽ nhận được càng nhiều ưu tiên của ưu tiên từ ngân hàng.
  • Mức độ mở tài khoản mới: Nếu mở một thẻ tín dụng sẽ không gây ảnh hưởng gì tới điểm tín dụng. Và việc kết hợp những khoản tín dụng là vay thế chấp, vay sinh viên, vay tiêu dùng,… sẽ giúp nâng điểm tín dụng.

Tại sao phải có điểm tín dụng?

Điểm tín dụng này phục vụ cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong việc xét duyệt hồ sơ của một khách hàng. Những đơn vị này sẽ dựa vào điểm tín dụng để đưa ra mức lãi suất của khoản vay.

Không chỉ ngân hàng và các công ty tài chính sử dụng tới điểm tín dụng. Mà những công ty bảo hiểm, bất động sản, cho vay,… cũng dựa vào điểm tín dụng để đưa ra kết luận về độ uy tín của một một khách hàng.

Điểm tín dụng của bạn sẽ cao nếu như từ trước tới nay chưa từng đăng ký vay vốn ở đâu. Nhưng ngược lại nếu đã vay nhiều lần thì điểm tín dụng chắc chắn sẽ thấp.

Bạn đã hiểu điểm tín dụng là gì chưa? Điểm tín dụng có nghĩa là mức đánh giá và xếp hạng của ngân hàng, tổ chức tài chính đối với một cá nhân về khả năng vay vốn và mức độ uy tín. Nếu bạn còn thắc mắc khác thì có thể để lại câu hỏi cho Cachvaytiennganhang.com

Tham khảo:

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây