Công thức tính gốc lãi trả đều hàng tháng sẽ giúp cho bạn tự tính được số tiền gốc lãi phải trả cho khoản vay của mình.

Vay vốn hiện nay là phương pháp nhanh nhất để có được số tiền cần thiết và giải quyết công việc của bạn hiệu quả. Ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng khoản tiền và nghĩa vụ của bạn sẽ phải thanh toán toàn bộ tiền gốc và lãi suất của khoản vay đó.

Và để biết được số tiền cần phải chi trả chính xác là bao nhiêu. Chúng ta sẽ dựa vào công thức tính lãi suất trả đều hàng tháng. Và ở bên dưới đây cachvaytiennganhang.com có giới thiệu tới bạn công thức đó.

Lãi suất trả đều hàng tháng là gì?

Trong lãi suất có rất nhiều khái niệm khác nhau, nếu như không phải là người trong ngành chắc chắn sẽ không hiểu được hết. Và một trong số đó là khái niệm công thức tính lãi suất trả đều hàng tháng.

Lãi suất trả đều hàng tháng là một cách gọi khác của phương pháp tính lãi suất theo dư nợ gốc không đổi. Có nghĩa là, trong suốt khoảng thời gian vay vốn tổng số tiền mà người vay phải trả sẽ bằng nhau và không đổi.

Trong các tháng vay vốn, lãi suất sẽ được tính dựa trên số dư nợ gốc đã vay ban đầu. Thay vì tính theo dư nợ gốc hiện tại của khoản vay theo như các tính dư nợ giảm dần.

Cách tính lãi suất trả góp ngân hàng

Người đi vay vốn tại ngân hàng sẽ nhận được những ưu đãi tốt nhất. Với điều kiện và thủ tục áp dụng đơn giản cùng với cách tính lãi suất ưu đãi cố định trong một khoản thời gian. Không chỉ được ưu đãi về lãi suất mà chúng ta còn có thể lựa chọn được phương án trả nợ phù hợp với mình. Vơi mỗi phương án sẽ có cách tính lãi riêng.

cong thuc tinh goc lai tra deu hang thang

Hiện nay có 2 cách tính lãi phổ biến là tính gốc lãi trả đều hàng tháng và tính lãi suất thả nổi trên dư nợ giảm dần đối với khoản vay thế chấp. Sở dĩ có cách tính này là bởi vì đặc điểm của hình thức vay này.

– Vay thế chấp là các khoản vay dùng để mua nhà có giá trị lớn và vay trong thời gian dài. Lãi suất có thể biến động theo sự điều chỉnh của ngân hàng.

– Vay tín chấp là các khoản vay tiêu dùng có giá trị nhỏ và thời gian vay ngắn. Lãi suất vay tín chấp sẽ cao hơn so với vay thế chấp.

» Gợi ý: Hồ sơ vay vốn ngân hàng ACB

Công thức tính gốc lãi trả đều hàng tháng

Công thức tính gốc lãi trả đều hàng tháng:

Tiền lãi trả hàng tháng = (Số tiền gốc x lãi suất vay vốn)/thời gian vay vốn (tháng)

Tính lãi gốc trả đều hàng tháng tức là bạn sẽ phải trả góp dựa vào một mức lãi suất cố định. Số tiền cần phải trả sẽ chia đều trong các tháng để đủ với số tiền gốc, lãi đã vay.

Tính lãi suất dựa vào hình thức dư nợ gốc giảm gần có nghĩa lãi suất sẽ được tính trên số tiền nợ gốc thực hiện còn lại. Có nghĩa là tiền nợ gốc càng ít thì lãi suất sẽ được giảm theo. Nhưng cách tính này sẽ chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Và sẽ được điều chỉnh lại theo mẫu của ngân hàng.

Hướng dẫn cách tính lãi suất vay trả góp ngân hàng

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về công thức tính gốc lãi trả đều hàng tháng. Và áp dụng chính xác công thức để tính ra số tiền. Dưới đây mình sẽ có hướng dẫn ví dụ cụ thể.

1) Cách tính lãi suất gốc lãi trả đều hàng tháng

Ví dụ, nếu như bạn vay tín chấp ngân hàng Agribank 100 triệu đồng trong 2 năm với lãi suất là 18/năm. Áp dụng công thức tính lãi gốc trả đều hàng tháng sẽ có số liệu như sau.

  • Số tiền trả hàng tháng: 4.992.410 VNĐ
  • Tổng tiền phải trả: 119.817.845 VNĐ
  • Tổng lãi phải trả: 19.817.845 VNĐ
cong thuc tinh goc lai tra deu hang thang
Bảng tính số tiền phải trả mỗi tháng trong 24 tháng

2) Cách tính lãi suất theo dư nợ gốc giảm dần

Ví dụ:

Bạn vay thế chấp ở ngân hàng TPBank với khoản vay là 350 triệu trong 5 năm. Lãi suất được áp dụng trong 12 tháng đầu là 1,99%/năm. Hết thời hạn lãi suất ưu đãi sẽ tính lãi suất là 10%/năm.

  • Số tiền trả hàng tháng (kỳ đầu): 8.163.750 VNĐ
  • Số tiền trả hàng tháng tối đa: 8.166.666 VNĐ
  • Tổng tiền phải trả: 432.568.212 VNĐ
  • Tổng lãi phải trả: 82.568.212 VNĐ
cong thuc tinh goc lai tra deu hang thang
Bảng tính lãi suất theo dư nợ gốc giảm dần

Lời kết

Công thức tính gốc lãi trả đều hàng tháng ở trên là chính xác, còn số liệu chỉ là ví dụ tham khảo thôi nhé. Bạn cần lấy con số thực tế để áp dụng vào công thức thì mới tính ra được số tiền cần phải trả. Nếu còn chỗ nào chưa hiểu hãy để lại bình luận để mình giải đáp.

Xem thêm: Nợ xấu ngân hàng có sao không

4.5/5 - (2 bình chọn)

5 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây