Bị nợ xấu phải giải quyết như thế nào?Trong trường hợp bạn đang bị nợ xấu nhưng chưa biết hướng giải quyết ra làm sao cho hợp lý. Vấn đề bị nợ xấu ngân hàng và cách xử lý không hề khó. Nhưng với khách hàng lần đầu gặp phải trường hợp này thường hoang mang không biết làm thế nào. Từ đó dẫn đến việc bị phạt thêm nhiều khoản tiền và kéo dài thời gian nợ xấu.
Sau đây cachvaytiennganhang.com sẽ chỉ và hướng dẫn bạn đọc cách xử lý khi bị nợ xấu chuẩn nhất. Để bạn nhanh chóng vượt qua và xóa nợ xấu rút ngắn thời gian thử thách.
Nội dung bài viết
Nợ xấu ngân hàng là gì?
Nợ xấu ngân hàng hay còn được hiểu là khoản vay quá thời hạn khi chúng ta vay tín chấp hoặc mở thẻ tín dụng. Nợ xấu bao gồm 5 nhóm khác nhau, tùy thời gian mà phân mức nặng nhẹ. Nhưng từ nhóm nợ xấu 3 đến 5 được coi là nhóm nợ nặng và gặp rất nhiều khó khăn.
Khi khách hàng dính phải nợ xấu mặc dù trong đời sống bình thường không có ảnh hưởng gì quá nhiều. Tuy nhiên, khi chúng ta có việc cần đến vay tiền tại ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc mua trả góp. Lúc này không có bất kỳ một tổ chức nào cho người nợ xấu tham gia vay tiền. Bởi lịch sử tín dụng của bạn đã không còn uy tín nữa. Nếu muốn tiếp tục tham gia vay thì phải thanh toán hết cả số nợ gốc, lãi và chờ đợi thời gian thử thách.
Nhìn chung việc nợ xấu rất khó khăn và không ai muốn dính đến. Nhưng khi bạn đã được thông báo là đang nợ xấu. Chúng ta cũng không cần phải quá hoảng loạn. Thay vào đó hãy từng bước làm theo hướng dẫn xử lý nợ xấu ngân hàng.
Nợ xấu sẽ mang lại hậu quả như thế nào
Như phần trên mình có giới thiệu, khi khách hàng dính phải nợ xấu. Chúng ta không thể tham gia đăng ký vay tiền ở ngân hàng và các tổ chức tài chính. Thậm trí còn không thể mua được hàng trả góp nữa. Và việc đó sẽ kéo dài cho tới khi bạn thanh toán hết khoản vay và hết thời gian thử thách theo quy định của luật tín dụng.
Cách xử lý nợ xấu ngân hàng hiệu quả nhất
Nếu như bạn đang nợ xấu ngân hàng và chưa biết cách xử lý như thế nào để tự giúp bản thân nhanh chóng vượt qua nợ xấu. Hãy thử đọc một vài kinh nghiệm được chia sẻ sau đây sau đó áp dụng nhé.
#1 Liên hệ và thương lượng với ngân hàng
Khi đã có thông báo nợ xấu từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Bạn không nên chần chừ không thanh toán khoản vay của mình. Hãy liên hệ với ngân hàng để thông báo về tình hình tài chính của bạn. Sau đó hai bên sẽ có phương án giải quyết hợp lý.
Nếu như khách hàng bị nợ xấu có tài khoản thế chấp có khoản vay. Chúng ta càng phải nhanh chóng liên hệ với ngân hàng. Tránh trường hợp ngân hàng sẽ gửi hồ sơ ra toàn lúc đó tài sản mang ra thế chấp có nguy cơ bị tịch thu.
Khi đã dính tới pháp luật tài sản thế chấp sẽ bị đấu giá với giá thấp. Và khoản tiền dó sẽ được dùng vào việc thanh toán nợ gốc, lãi cùng với phí phạt của khoản vay. Nhìn chung chỉ thấy hại nhiều hơn lợi.
Chính vì lý do đó, chúng ta hãy liên hệ với ngân hàng để báo cáo tình hình tài chính. Đồng thời cũng xin cơ cấu lại khoản vay một cách hợp lý nhất.
#2 Thanh toán khoản vay quá hạn
Nguyên nhân chính dẫn đến việc bị nợ xấu là khoản vay của bạn đã quá hạn. Nếu như đang ở nhóm nợ xấu 1 thì chỉ bị chịu phí phạt sau đó nợ xấu sẽ được xóa ngay lập tức.
Nhưng nếu như bạn đang ở nhóm nợ xấu 2 trở đi. Lúc này chúng ta vừa bị phạt và cũng vừa dính nợ xấu. Mức phí phạt phát sinh sẽ được tính theo 150% lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Và cách duy nhất để các bạn có thể xóa nợ xấu rút ngắn thời gian nợ xấu trên CIC, đồng thời giảm thiểu tối đa số tiền phạt phải chịu. Hãy thanh toán số tiền quá hạn trong quý đó ngay lập tức. Thời gian xóa nợ xấu sẽ được tính từ khi bạn thanh toán tiền cho ngân hàng.
Cách xử lý nợ xấu ngân hàng chỉ có duy nhất một cách là thanh toán khoản nợ quá hạn. Ngoài ra không còn bất cứ cách nào khác, hiện nay trên mạng đang có một số dịch vụ xóa nợ xấu. Tuy nhiên hoàn toàn không có đâu nhé, mọi người không nên tin để bị lừa đảo.
Xem thêm: