Không ít người khốn đốn vì mắc bẫy tín dụng đen và phải trả số tiền lãi cao rất nhiều lần. Do lãi suất quá cao mà người đi vay hiện tại không còn khả năng trả nợ. Vậy có cách đối phó với bọn cho vay nặng lãi nào hợp pháp không. Hôm nay cachvaytiennganhang.com sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm dựa theo pháp luật để bạn đối phó.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu những cách đòi nợ của bọn cho vay nặng lãi
Những hình thức đòi nợ vay nặng lãi rất đa dạng và nguy hiểm. Nếu như phương pháp đòi nợ không vi phạm pháp luật và không ảnh hưởng đến người đi vay thì không sao.
Nhưng với những cách đòi nợ của bọn cho vay nặng lãi lại khiến người vay hoảng sợ. Đặc biệt với những mức lãi suất quá cao khiến người vay không còn khả năng chi trả.
Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số hành vi của bọ cho vay nặng lãi.
Nhắn tin, gọi điện mỗi ngày
Nếu như đến gần ngày trả tiền lãi hàng tháng, công ty đòi nợ sẽ liên hệ nhắn tin gọi điện mỗi ngày. Mục đích để nhắc nhở người vay đón tiền đóng thời hạn. Nếu như trong trường hợp đến ngày mà vẫn chưa đóng đủ tiền thì nhân viên sẽ gọi điện mỗi ngày.
Sau nhiều lần gọi điện nhắc nhỏ mà bạn vẫn chưa trả tiền. Lúc này những lời nói đe dọa sẽ được đưa ra. Nếu như bạn cố tính vẫn không trả thì họ sẽ liên hệ làm phiền sang cả người nhà, bạn bè gọi điện mỗi ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là hình thức đòi nợ nhẹ nhàng nhất.
Đe dọa khủng bố người thân
Hình thức này rất nhiều người đang sử dụng, họ sẽ điều một số thanh niên đến tận nhà bạn. Lúc này những sự việc như ném mắm tôm, tạt sơn, phá hoại… sẽ diễn ra. Nếu như các bạn không trả thì họ sẽ đe dọa đến người thân của người đi vay. Thông thường những sự việc này không được đưa ra pháp luật do bạn đang cho rằng mình đang bị mắc nợ.
Giả danh là công an, tòa án
Một trong những hành vi liều lĩnh khác của bọn cho vay nặng lãi. Đó chính là việc gửi tín nhắn, thư, gọi điện cho người vay và tự nhận là công an, phường xã, tòa án, luật sư,… mời người vay đến một địa chỉ nào đó để làm việc.
Không những chỉ gửi cho người vay tiền, mà tất cả người thân, bạn bè đều nhận được với nội dung tương tự.
Bắt cóc
Hình thức này rất nguy hiểm mà thông thường chỉ những công ty đòi nợ thuê lớn mới dám làm. Sau nhiều lần đe dọa không thành. Họ sẽ tiến hành bắt cóc người thân của bạn và đánh đập. Hình thức này bị pháp luật nghiêm cấm nhưng nhiều công ty vẫn thực hiện công khai.
Những cách đối phó với bọn cho vay nặng lãi
Những chiêu trò đòi nợ bất hợp pháp được nhiều công ty áp dụng. Nó rất nguy hiểm vì thế chúng ta cũng phải biết cách đối phó với bọn cho vay nặng lãi đúng cách. Để không bị ảnh hưởng đến cuộc sống và tính mạng của bạn thân. Hãy áp dụng những cách sau đây khi bị những đối tượng này làm phiên bản.
1. Với những người đòi nợ bằng tin nhắn, gọi điện
Việc gọi điện, nhắn tin nhắc nhở về khoản nợ của khách hàng về mặt pháp luật không hề cấm. Nhưng đối với những hình thức đòi nợ bằng các ngôn ngữ đe dọa, xúc phạm, thô bạo… Theo như pháp luật quy định thì công ty đòi nợ sẽ bị phạt từ 100 đến 300 nghìn VNĐ.
Trong những trường hợp bạn bị làm phiền quá nhiều bởi những cuộc gọi này. Cách tốt nhất là chặn thông báo những cuộc gọi từ số điện thoại lạ.
Sau một thời gian không liên lạc được, chúng sẽ không tìm tới bạn để làm phiền như trước đây nữa.
2. Đòi nợ đe dọa tính mạng
Với quy định của pháp luật hiện nay với hành vi đe dọa về tính mạng. Người đe dọa sẽ bị phạt lên đến 7 năm tù. Nhưng người đang bị đe dọa đến tính mạng hãy tới ngay cơ quan công an để trình báo để có biện pháp xử lý kịp thời nhé.
Hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 113 hoặc cơ quan công an gần nhất để trình báo sự việc. Bạn cần thu thập đầy đủ các chứng cứ về hành vi phạm tội của những đối tượng này.
3. Đòi nợ với hành vi phá hoại
Với những hành vi đòi nợ phá hoại tài sản, quán, gây rối trật tự và sử dụng hung khí nguy hiểm. Theo quy định của pháp luận sẽ bị phạt từ 2 đến 7 năm tù.
Nếu như bạn bị các đối tượng đòi nợ thuê phá hoại tài sản hãy đến cơ quan công an trình báo để họ có biện pháp nghiệp vụ bảo vể cho gia đình, tài sản của bạn.
4. Đăng hình ảnh lên mạng xã hội
Những đối tượng cho vay nặng lãi dùng nhiều chiêu trò khác nhau để làm ảnh hưởng tới uy tín và danh dự của người vay. Mục đích cuối cùng của chúng để làm cho người vay sợ và nhanh chóng trả tiền hoặc làm theo lời của chúng.
Một trong số đó là hành vi đăng hình ảnh lên mạng xã hội để bôi nhọ, vu khống với nội dung không có thật. Khi rơi vào những trường hợp này, tốt nhất bạn nên chặn chế độ bình luận, nhắn tin từ người lạ trên trang cá nhân. Việc này khiến cho những đối tượng cho vay nặng lãi không vào trang cá nhân của bạn được.
Ngoài ra, cũng đăng một thông báo trên các trang cá nhân của bạn để cảnh báo cho bạn bè về những hành vi của bọn xã hội đen.
Không trả tiền vay nặng lãi có bị kiện đi tù
Rất nhiều bạn có chung một câu hỏi là khi vay tiền nặng lãi nhưng không trả liệu có bị khởi kiện ra toàn và đi tù.
Câu trả lời là không bị khởi kiện đi tù. Nếu đối với những trường hợp vay vốn tại ngân hàng thông thường, nếu như bạn vay dưới nợ trên 2 triệu và không trả sau 36 tháng thì sẽ bị kiện.
Thế nhưng, đối với những hình thức cho vay nặng lãi sẽ không thể áp dụng quy định như vậy. Nguyên nhân là do, những đối tượng này đang vi phạm pháp luật. Thế nên, những người đi vay sẽ không bị khởi kiện ra toàn.
Chia sẻ kinh nghiệm tránh bẫy tín dụng đen
Nhiều người hiện nay vẫn không biết những cạm bẫy tín dụng đen. Khách hàng chỉ cần biết có thể vay tiền để chi tiêu với thủ tục nhanh chóng. Nhưng mức lãi suất của hình thức này khá cao cho nên tới khi không còn khả năng chi trả. Mức lãi suất sẽ là lãi mẹ đẻ lãi con.
Hãy vay tiền ở những tổ chức tín dụng, ngân hàng uy tín với mức lãi suất đúng quy định. Tốt nhất là các bạn không nên vay tiền tại các tổ chức tín dụng đen để không bị sập bẫy.
Mọi người nên cân nhắc trước khi vay nếu như thấy dấu hiệu sau đây của các đơn vị cho vay.
- Vay tiền có mức lãi suất cao lên đến 20%/năm.
- Không nên vay tiền theo những số điện thoại được dán ở khắp cột điện, đường phố.
- Giấy ghi nợ chỉ là viết tay và không ghi rõ mức lãi suất hoặc các loại giấy tờ liên quan.
- Không ghi rõ thời gian kỳ hạn trả tiền lãi. Lúc đó khoản tiền sẽ cộng dồn vào để tính lãi.
Trên đây cũng chỉ là một số lời khuyên chứ thực ra cũng rất khó có cách đối phó với bọn cho vay nặng lãi. Cách tốt nhất là các bạn không nên vay tiền của những tổ chức tín dụng đen. Vì nó chắc chắn có rủi ro rất cao và còn nguy hiểm nữa. Hãy là người thông minh khi lựa chọn vay tiền để không bị ảnh hưởng đến người nhà và bản thân.
Cảm mơn về bài viết của bạn. Nó hữu ích cho mọi người
Cai lm n noi thi hay lam ai noi cung duoc…nha nuoc nhu dau bui kho dan
Bạn đừng nói nhà nước khi bạn là người tự nguyện vay trước mà. Nhà nước có quy định xử lý rõ ràng rồi mà, nhưng do bạn cần tiền và cố tình vay khi đã biết là cho vay nặng lãi rồi, nên đừng đổ cho ai khi tự bản thân bạn gây ra.
Cho e hỏi em quỵt 500 k của app evay, 1000 k cua dtordong hong biết sau 36 tháng e có bị mời lên hong ạ .?????
Không bạn ạ, các app vay tiền không kiện hay về nhà đâu mà chỉ gọi điện với đăng hình ảnh lên mạng xã hội thôi.
Bọn trên phải cho nó tù mọt ngông
Hiện mình đang vay nặng lãi,đóng mấy tháng rồi vẫn không hết nợ… Giờ muốn báo công an cũng không biết làm sao vì không biết tên tuổi địa chỉ người cho vay để làm đơn. Anh chị rành luật làm ơn tư vấn giúp với.
Vay 900k trả 1500k trong 7 ngày có gọi là nặng lãi ko
Có bạn